Nhạc cụ trong Điệu tính Điệu_tính

Một số dụng cụ âm nhạc đôi khi được nói rằng chỉ có thể chơi trong một vài Điệu tính cụ thể, hay những bài nhạc viết cho nó được viết trong một Điệu tính cụ thể. Những nhạc cụ không chơi trong Điệu tính Đô được gọi là loại nhạc cụ chuyển tông (transposing instruments).[4] Hầu hết các loại kèn clarinet, ví dụ, được nói là phù hợp để chơi trong Điệu tính B♭. Điều này có nghĩa là một âm giai được viết trong Điệu tính Đô trưởng trong một bài nhạc thường nghe như là một Điệu tính Si giáng trưởng khi chơi bằng kèn clarinet ở tông Si giáng - Điều này có nghĩa là, các nốt nghe thấp hơn một cung so với cung được viết trên bản nhạc. Tương tự, kèn Pháp (horn), thường được chơi trong Điệu tính Fa trưởng, sẽ chơi thấp hơn một quãng 5 so với cung viết trong bài nhạc. .

Tương tự, một vài nhạc cụ được nói là được tạo ra để dành cho một Điệu tính nhất định. Ví dụ, loại kèn đồng (Brass instrument) được thiết kế cho Điệu Si giáng có thể chơi đúng một nốt Si giáng, và có thể chơi những nốt trong chuỗi hòa âm bắt đầu từ Si giáng mà không cần dùng đến van bấm, các lỗ tay, hay điều chỉnh cột không khí trong kèn. Một nhạc cụ được thiết kế cho một Điệu tính nhất định thường, nhưng không phải luôn, dùng các bản nhạc có cùng Điệu tính (kèn trombone là một ngoại lệ). Tuy nhiên, một vài nhạc cụ, như là harmonicađàn hạc, trong thực tế được thiết kế để chơi chỉ một Điệu tính tại một thời điểm: các nốt mang dấu hóa thường rất khó hay không thể chơi được

Kèn bagpipes được thiết kế cho Điệu tính Si giáng trưởng, mặc dù bài nhạc được viết trong tông Rê trưởng với những nốt có dấu hóa.

Trong việc sáng tác âm nhạc phương Tây, Điệu tính của một bài nhạc có những ảnh hưởng nhất định cho sự sáng tác của nó:

  • Như đã được đề cập ở trên, một số nhạc cụ nhất định được nói là được chế tạo để dành chơi riêng cho một Điệu tính cụ thể, khi chơi trong Điệu tính có thể là dễ hơn hoặc khó hơn với một vài nhạc cụ. Vì vậy một Điệu tính được chọn có thể là một vấn đề quan trọng khi mà sáng tác trong dàn nhạc giao hưởng, một nhạc sĩ cần phải quan tâm đến điều này.
  • Đối với các nhạc công thổi kèn, ví dụ, họ thường mang theo hai cây kèn được chỉnh cách nhau nửa cung (Si giáng và La) để chơi theo yêu cầu của các nhạc sĩ: Những bản hợp tấu cho kèn nổi tiếng của nhà soạn nhạc Mozart được viết ở tông La trưởng. Để chơi nó trong một nhạc cụ của tông Si giáng là rất khó, và để viết lại tất cả các phần hợp tấu ở tông Si giáng trưởng tốn rất nhiều công sức. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể nghe một bài nhạc ở tông Si giáng trưởng có một vài nốt cao (hoặc thấp) hơn nửa cung so với những kèn có tông Si giáng thông thường. Vì vậy, những bài nhạc này buộc phải được chơi trong một nhạc cụ “sôi động” hơn, hay điều chỉnh bằng tay (hay cảm nhận) cho một kèn có tong thấp hơn La một chút. Có nhiều kèn với một quãng rộng, với một lỗ dài hơn và những Điệu tính phụ.
  • Ngoài những điều kể trên, âm sắc của hầu hết các loại nhạc cụ không giống nhau khi chơi trên tất cả các nốt của nhạc cụ đó. Vì lý do này một bài nhạc được viết ở Điệu tính Đô có thể nghe hay “cảm giác” như có một cái gì đó khác khác (ngoài việc khác nhau cao độ) đối với người nghe nếu nó được chuyển đến Điệu tính La.
  • Ngoài ra, vì nhiều nhạc sĩ thường sử dụng piano để sáng tác nên Điệu tính được chọn có thể có những ảnh hưởng nhất định lên việc sáng tác. Điều này là vì cách đặt ngón tay là khác nhau trong mỗi Điệu tính, cái mà có thể giúp cho việc lựa chọn cách chơi và vì vậy viết được những nốt hay những hợp âm cụ thể so với những cái khác, hay điều này được cố tình thực hiện để giúp cho việc đặt những ngón tay dễ dàng hơn nếu như bài nhạc được viết cho đàn piano.
  • Trong những bài nhạc không dùng bình quân luật (equal temperament), các hợp âm được chơi trong những Điệu tính khác nhau là hoàn toàn khác nhau về chất.